1. Luật sư tư vấn trực tuyến về Bảo hiểm xã hội qua điện thoại
Chỉ cần nhấc điện thoại và kết nối với tổng đài tư vấn BHXH trực tuyến, sau khi gặp luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được giải đáp mọi vấn đề về Bảo hiểm xã hội.
2. Những nội dung về BHXH luật sư tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ, giải đáp pháp luật về chế độ BHXH bắt buộc
✔️ Tư vấn quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội …
✔️ Tư vấn chế độ BHXH một lần, mức hưởng BHXH một lần, trợ cấp BHXH 1 lần, …
✔️ Tư vấn thắc mắc về chế độ, mức hưởng Bảo hiểm Thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp;
✔️ Tư vấn Chế độ bảo hiểm Y tế;
✔️ Tư vấn Chế độ thai sản;
✔️ Tư vấn về Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
✔️ Tư vấn về Chế độ hưu trí;
✔️ Tư vấn Chế độ ốm đau;
✔️ Tư vấn về Chế độ tử tuất.
Luật sư hỗ trợ, giải đáp về chế độ BHXH hội tự nguyện
✔️ Tư vấn chế độ hưu trí;
✔️ Tư vấn giải đáp chế độ tử tuất.
✔️ Tư vấn hỗ trợ về bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Luật sư tư vấn, giải đáp pháp luật chi tiết về các chế độ BHXH như:
Chế độ BHXH ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất; Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm v.v…
Tư vấn, giải pháp pháp luật khác liên quan đến Lao động – Bảo hiểm
3. Hướng dẫn hỏi luật sư giải đáp thắc mắc về BHXH trực tuyến
Thời gian hoạt động của tổng đài luật sư tư vấn pháp luật BHXH là tất cả các ngày trong tuần từ 7h30′ sáng đến 21h00′ tối. Với đội ngũ Luật sư, luật gia, tư vấn viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, uy tín, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đủ năng lực pháp lý để hỗ trợ tối đa yêu cầu tư vấn của quý khách hàng.
Chúng tôi hy vọng qua tổng đài luật sư trực tuyến sẽ giải đáp và trợ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc của mình.
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến
Thời gian làm việc trong khu vực nhà nước có được cộng nối bảo hiểm xã hội không?
Tôi xin hỏi luatminhgia. Tôi là công nhân viên quốc phòng từ năm 1983 – đến năm 1989 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi xin thôi việc ra hà nội và nhận quyết định thôi việc và được hưởng hơn 700 ngàn gì đó, sau đó tôi xin việc tại cơ quan mới từ năm 2003- nay sang năm tôi nghỉ hưu mới tròn 16 năm, vậy tôi có được làm thủ tục nối lại bảo hiểm của năm trong quân đội trên vào với 16 năm nơi làm việc mới được không, mong các bạn trả lời giúp vì sang năm tôi đến tuổi nghỉ hưu rồi mà không đủ năm được hưởng lương hưu, thì tôi sẽ được hưởng như thế nào? Mong bạn chỉ giùm! Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
…”.
Theo quy định trên, với thời gian anh là công nhân viên quốc phòng từ năm 1983 – đến năm 1989 mà khi nghỉ việc anh chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Về hồ sơ cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”.
Bên cạnh đó, tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì anh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH đã được cấp;
+ Hồ sơ kèm theo: Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương…;
+ Có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần;
Làm thế nào khi người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi: Em chào anh (chị), em có chút thắc mắc về vấn đề bảo hiểm mong anh chị giải thích giúp em với ạ. Tháng 10/2013-10/2014 em đóng bảo hiểm tại Tỉnh A, tháng 5/2015-2/2016 em đóng bảo hiểm tại tỉnh B. Em có nộp sổ cũ tháng 4/2016 đến bây giờ (em chuyển công ty) em có nộp sổ cũ nhưng đến bây giờ thì em tra số trên sổ bảo hiểm xã hội và trên mạng khác nhau. Ví dụ, như trên sổ bảo hiểm là 3826262627 thì trên mạng là 3831313131. Như vậy thì có sao không ạ? Em cảm ơn anh (chị) và mong được hổi đáp từ luật sư ạ!Thank you!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, số sổ bảo hiểm xã hội của bạn và số sổ bảo hiểm xã hội trên hệ thống bảo hiểm ghi nhận là khác nhau. Do đó, có thể bạn đang có 02 số sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“… 4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.”.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, mỗi người chỉ có một sổ BHXH. Trường hợp, một người tham gia BHXH có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Do đó, trường hợp, bạn có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bạn có thể nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang tham gia để thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH. Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH (Mẫu TK1- TS);
– 2 cuốn sổ BHXH.