• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Hỏi đáp luật sư

14/07/2020
19 views
Sổ bảo hiểm xã hội gắn với người lao động trong suốt quá trình lao động, theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động có quyền giữ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể chủ động hưởng một số chế độ, quyền lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, việc người lao động tự quản lý sổ bảo hiểm dẫn đến nhiều trường hợp mất sổ, vì vậy người lao động cần nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình khi gặp phải trường hợp này.

1. Luật sư tư vấn về sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

Khi tham gia lao động, mỗi người lao động sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, trên sổ bảo hiểm xã hội sẽ ghi nhận đầy đủ thông tin liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp do người lao động làm mất sổ bảo hiểm hoặc do sai sót khi cập nhật từ phía cơ quan bảo hiểm dẫn đến sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không cập nhật đầy đủ quá trình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chế độ hưởng bảo hiểm của người lao động.

Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề trên bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong vấn đề này.

2. Xử lý trường hợp liên quan đến việc cập nhật quá trình đóng bảo hiểm của người lao động 

Chào luật sư! Trong quá trình làm việc ở công ty em có tham gia BHXH đến tháng 1/2018 thì nghỉ thai sản và đã được lãnh tiền thai sản. Đến ngày 01/01/2019 thì em quyết định nghỉ ở công và công ty đã chốt sổ cho em. Nhưng ở trong sổ BHXH của em không có ghi thời gian đóng BHXH khi em nghỉ 6 tháng thai sản đó. Vậy giờ em phải làm sao ạ, lên văn phòng BHXH xin người ta cấp lại cho được không hay là em mất luôn 6 tháng đó. Xin luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời như sau:

Căn cứ tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

6.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.".

Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và trên sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ phải ghi rõ khoảng thời gian này để làm căn cứ tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin bạn cung cấp thì tháng 01/2018 bạn nghỉ thai sản, đến tháng 01/2019 bạn nghỉ việc tại công ty. Tuy nhiên, khi chốt sổ bảo hiểm xã hội thì không ghi thời gian bạn nghỉ thai sản. Trường hợp của bạn có thể do khi chốt sổ bảo hiểm xã hội cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp thiếu quá trình nghỉ thai sản 06 tháng. Vì vậy, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành rà soát, ghi nhận lại khoảng thời gian nghỉ thai sản cho bạn.

Xem câu trả lời
14/07/2020
18 views
Trong trường hợp người có tài sản muốn định đoạt tài sản đó cho con thông qua di chúc; sau đó lại bán tài sản cho người khác có được không? Các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi người đó mất như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về dân sự - thừa kế

Vấn đề thừa kế, chia thừa kế, thủ tục liên quan quy định thế nào? Đây là câu hỏi đặt ra khi bạn, gia đình bạn có sự kiện pháp luật về phân chia thừa kế.  Để giải quyết triệt để và đảm bảo quyền lợi của tất cả thành viên gia đình, bạn cần tìm hiểu quy định liên quan hoặc hỏi ý kiến tư vấn luật sư riêng. Nếu không có thời gian tìm hiểu hiểu bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp bán tài sản định đoạt trong di chúc

Câu hỏi: Kính chào luật sư. Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã 20 năm, tôi có một vấn đề muốn hỏi mong luật sư giúp đỡ và tư vấn cho tôi Ba tôi hiện đang sống ở Việt Nam: Ba tôi năm nay đã 89 tuổi, ba tôi có 4 người con 3 gái một trai. Ba tôi có một căn nhà và mảnh đất 700 mét (trong đó có 200 mét thổ cư và 500 mét nông nghiệp do ba tôi đứng chủ quyền nhà và đất).

Cách đây mấy năm ba tôi có làm đi chúc chia mảnh đất cho chị cả tôi 100 mét đất nông nghiệp, cho chị ba tôi cũng như vậy (cho bằng đi chúc văn bản do luật sư làm).

Người anh thứ ba thì ba tôi cho căn nhà và 70 mét nông nghiệp (cho bằng đi chúc).

Còn tôi thì ba tôi cho tôi 300 mét trong đó có 100 mét thổ cư (cho bằng đi chúc có văn bản do luật sư làm).

Bây giờ tôi không biết vì lý do gì ba tôi lại chuyển toàn bộ nhà và đất cho anh trai tôi đứng tên, sau đó ba tôi mới cho chị em tôi biết, chị em tôi nghe ông nói mà chả hiểu tại sao ba tôi lại làm như thế.

Tôi có hỏi thì ông buồn và nói nếu không sang tên cho anh trai tôi thì sau này ông mất thì nhà và đất sẽ mất hết vì không ai đứng chủ quyền đất, chị em tôi cũng không biết ông nghe anh trai tôi hù dọa thế nào mà ông lại sang tên chủ quyền cho anh trai tôi.

Chị em tôi sợ ông buồn rồi sinh bệnh lên cũng không dám có ý kiến. Anh trai tôi chưa bao giờ phục dưỡng ba tôi dù chỉ một giờ, luôn làm cho ba tôi buồn phiền, ba tôi rất sợ anh trai tôi, anh trai tôi nói cái gì ba tôi cũng nghe theo, không nghe thì anh trai tôi chửi rủa ba tôi rất thậm tệ, hầu như lúc nào anh trai tôi cũng muốn làm chủ ba tôi.

Anh trai tôi năm nay đã trên 45 tuổi nhưng chưa bao giờ đi làm, chỉ ở nhà ăn rồi chơi, tôi là người đã gửi tiền về để lo lắng từ A-Z cho ba tôi và anh trai tôi từ khi tôi ra nước ngoài định cư.

Luật sư làm ơn cho tôi hỏi:

1/ Anh trai tôi đứng chủ quyền đất thì anh trai tôi có quyền bán đất của chị em tôi không? Nếu bán thì chị em tôi có quyền thưa kiện không?

2/ Nếu tôi muốn bán mảnh đất đó được sự đồng ý của ba tôi, mà anh trai tôi không ký giấy cho tôi bán thì tôi phải làm sao?

3/ Sau này ba tôi mất, chị em chúng tôi có giấy di chúc do ba tôi để lại thì anh trai tôi có quyền chiếm đoạt toàn bộ đất của chị em chúng tôi không?

4/ Sau này ba tôi mất thì chị em chúng tôi phải làm sao?

5/ Có phải khi ba tôi mất đi mà chưa sang tên cho ai thì sẽ bị mất hết không?

Trân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, ba của bạn lập di chúc định đoạt tài sản cho các con sau khi chết. Tuy nhiên, sau khi lập di chúc ba của bạn thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho anh trai của bạn. Vì vậy, sẽ phát sinh các vấn đề như sau:

Thứ nhất, anh trai bạn thực hiện bán đất sau khi nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất:

Trong trường hợp này, bản di chúc ba bạn lập chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, di chúc chỉ có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm ba bạn mất). Khi di chúc chưa phát sinh hiệu lực, ba bạn vẫn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Theo đó, ba có quyền thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho anh trai của bạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, nếu anh trai của bạn được ba chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; và việc tặng cho, chuyển nhượng đó đã được đăng ký vào sổ địa chính thì anh trai bạn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Khi đó, anh trai bạn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà không cần sự đồng ý của ba và các thành viên còn lại trong gia đình.

Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp cho thấy hiện nay bạn đang nghi ngờ anh trai bạn có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép ba bạn xác lập các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu có căn cứ để chứng minh ba bạn bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa thì ba bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì anh trai bạn không có quyền đối với phần đất được tặng cho, chuyển nhượng từ ba; đồng thời, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Thứ hai, các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi ba bạn mất:

Về nguyên tắc, Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mở thừa kế, di sản mà ba bạn định đoạt trong di chúc không còn trên thực tế thì bản di chúc của ba bạn cũng không có hiệu lực pháp luật:

“Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Như vậy, nếu toàn bộ phần di sản ba bạn phân chia cho các con trong di chúc đã được tặng cho, chuyển nhượng cho anh trai của bạn phù hợp với quy định của pháp luật thì di chúc của ba bạn không có hiệu lực theo quy định nêu trên.

Xem câu trả lời
14/07/2020
18 views
Người lao động làm việc ở nhiều công ty khác nhau nhưng bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Sau khi cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có phải đến các cơ quan bảo hiểm xã hội khác để yêu cầu xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội hay không?

1. Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội

Hiện nay, tình trạng người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội diễn ra nhiều trên thực tế. Điều này ảnh hưởng đến việc chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở các công ty khác; đồng thời, người lao động không thể giải quyết được các chế độ sau khi thôi việc nếu không có sổ bảo hiểm xã hội đã chốt.

Do đó, để giải quyết các vướng mắc của mình, bạn cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn chi tiết hoặc tham khảo ý kiến luật sư tư vấn. Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc chưa có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi giải đáp và đưa ra cho bạn hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Câu hỏi: Xin chào Quý văn phòng luật sư! Tôi có câu hỏi liên quan tới việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất, rất mong nhận được sự tư vấn của Quý luật sư:
- Tôi làm việc ở công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài từ tháng 6/2013 đến tháng 31/8/2018 có đóng bảo hiểm đầy đủ và đã chốt sổ khi công ty đó làm thủ tục phá sản.

- Tôi đã làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng 04 tháng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 10,11,12 năm 2018 và tháng 1/2019) nhưng đến đầu tháng 1 tôi đã tìm được công việc mới lên tôi làm thủ tục khai báo trả lại số tiền 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp năm 2019.

- Tôi đã chốt sổ và thời gian làm việc ở công ty 100% vốn nước ngoài trong Biên hòa Đồng Nai (thời gian làm việc từ 01/1/2019 đến 30/4/3019) đã chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đây.

- Từ tháng 5/2019 đến nay tôi làm việc ở Thuận Thành Bắc Ninh, và tôi phát hiện ra là đã bị mất sổ bảo hiểm xã hội. Tôi đề nghị lên bảo hiểm xã hội huyện làm thủ tục cấp lại cho tôi sổ BHXH quá trình tôi đã tham gia bảo hiểm (quá trình tham gia bảo hiểm xã hội có truy soát trên hệ thống được) nhưng nhân viên phụ trách bảo tôi phải quay lại công ty cũ chốt lại quá trình tham gia bảo hiểm của 2 công ty cũ.

Vậy tôi xin hỏi Quý văn phòng luật là quy trình của nhân viên yêu cầu như vậy có đúng không ạ? Nếu tôi phải quay lại 2 công ty cũ để chốt sổ BHXH nhưng công ty đầu tiên đã bị phá sản vậy tôi phải làm thế nào ạ? Xin cảm ơn Quý luật sư 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian bạn làm việc tại công ty ở Thuận Thành Bắc Ninh. Theo đó, bạn yêu cầu cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH nơi bạn đang làm việc.

Về nguyên tắc, cơ quan BHXH nơi bạn đang làm việc chỉ có thể cấp cho bạn tờ bìa BHXH, còn việc cấp tờ rời BHXH với thời gian đã đóng ở các công ty khác thì bạn cần liên hệ với cơ quan BHXH cấp huyện hoặc BHXH cấp tỉnh nơi bạn đã từng đóng BHXH để yêu cầu xác nhận thời gian đóng bảo hiểm cho bạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH

2.1. BHXH huyện

a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

2.2. BHXH tỉnh

a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Như vậy, pháp luật quy định việc xác nhận thời gian đóng BHXH được thực hiện tại cơ quan BHXH nơi bạn đã từng đóng bảo hiểm mà không phụ thuộc vào việc công ty cũ có còn hoạt động hay không. Do đó, nếu một trong những công ty bạn làm việc đã phá sản thì cơ quan BHXH vẫn có thể thực hiện xác nhận thời gian đóng và cấp tờ rời BHXH cho bạn.

Xem câu trả lời
14/07/2020
18 views
Trong trường hợp người thừa kế đã ký văn bản từ chối nhận di sản thừa kế thì sau này có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế không? Nếu di sản đã bán thì người thừa kế có thể đòi lại phần di sản của mình không?

1. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

Việc vận dụng các quy định của pháp luật về vấn đề thừa kế và thỏa thuận từ chối phân chia di sản thừa kế hiện nay còn nhiều vướng mắc, lúng túng. Dẫn tới việc người dân không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, nếu phát sinh các tranh chấp liên quan đến vấn đề thỏa thuận từ chối nhận di sản thừa kế hoặc nhận chuyển nhượng tài sản mà người thừa kế đã từ chối hưởng thì bạn cần phải tham khảo các quy định của pháp luật dân sự hoặc tham khảo ý kiến của luật sư riêng. Trong trường hợp không có điều kiện và thời gian nghiên cứu quy định hoặc không có luật sư riêng, bạn có thể liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và đưa ra phương án cụ thể, giúp bạn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để giải quyết vụ việc của mình.

2. Tư vấn pháp luật liên quan đến từ chối nhận di sản thừa kế

Câu hỏi: Xin chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp sau: Năm 2018, Tôi có mua 1 mảnh đất, mảnh đất được ông T di chúc lại (ông T mất năm 2003). Tôi có làm thủ tục sang tên đúng với quy định của pháp luật và tôi cũng đã đứng tên Sổ Hồng đối với mảnh đất này.

Tất cả các con của hai ông bà cũng đã ký tên vào đơn Khước Từ Tài Sản Thừa Kế (tất cả ký tên và công chứng ở Ủy Ban Huyện). Năm 2019, con trai thứ của hai ông bà kiện tôi và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi đới với mảnh đất đó, yêu cầu chia tài sản thừa kế 1 phần của mảnh đất đó với giá trị là 300 triệu.

Như vậy, trong trường hợp này thì tôi nên giải quyết thế nào? Kiện tôi như vậy có hợp pháp hay không trong khi ông này cũng đã ký vào đơn Khước Từ Tài Sản Thừa Kế đã được chứng thực bởi những người có thẩm quyền ở Ủy Ban Huyện? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, ông T mất năm 2003 nhưng đến năm 2018 bạn thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông T và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay bạn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Vì vậy, để có thể khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bạn, những người thừa kế của ông T cần phải có bằng chứng chứng minh giấy chứng nhận được cấp cho bạn không đúng đối tượng sử dụng đất.

Tuy nhiên, thông tin bạn đưa ra cho thấy trong quá trình nhận chuyển nhượng đất, những người thừa kế của ông T (trong đó có người con thứ hai) đồng ý ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu người con thứ hai của ông T đã ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; đồng thời, bạn đã thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật thì bạn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Theo đó, không có căn cứ để thực hiện phân chia di sản thừa kế cho người con thứ hai của ông T.

Lưu ý: Dữ liệu bạn đưa ra không thể hiện rõ thông tin mảnh đất, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế... Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc thể kết nối tổng đài để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Xem câu trả lời
14/07/2020
18 views
Luật sư tư vấn về vấn đề hưởng chế độ bảo hiểm của người lao động khi công ty đóng sai bảo hiểm xã hội dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

1. Luật sư tư vấn liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bắt buộc – chế độ bảo hiểm khi phát sinh quan hệ giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây là một chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà trong quan hệ lao động cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm tham gia. Chế độ này sẽ đảm bảo được quyền lợi về chế độ bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất của người lao động…. Do vậy, bên cạnh vấn đề giao kết hợp đồng lao động thì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đang là một trong các vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người lao động và người sử dụng lao động.

Bên cạnh vấn đề về mức đóng bảo hiểm, các chế độ cụ thể được chi trả trong từng trường hợp thì người lao động hiện nay cũng đang quan tâm rất nhiều đến vấn đề giải quyết trong các trường hợp thông tin đóng bảo hiểm trên sổ bảo hiểm bị sai sót. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với vấn đề điểu chỉnh các thông tin sai sót cụ thể như thế nào? Khi điều chỉnh lại thì quyền lợi của mình đối với các chế độ có còn được bảo đảm hay không?

Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội không chỉ được quy định duy nhất trong Luật bảo hiểm xã hội mà còn được quy định trong nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau và có sự thay đổi trong từng thời kỳ dẫn đến nhiều trường hợp việc áp dụng quy định để giải quyết chưa phù hợp với tình huống thực tế.

Ngoài ra, để có thêm kiến thức về bảo hiểm xã hội quý khách hàng có thể tham khảo nội dung Công ty Luật Minh Gia tư vấn dưới đây.

2. Tư vấn trường hợp công ty đóng sai BHXH cho người lao động

Nội dung tư vấn: Vào tháng 12 năm 2017 do lý do cá nhân nên em xin nghỉ làm. Tới tháng 2 công ty mới trả sổ bhxh cho em. Lúc đó em phát hiện công ty đóng thiếu 2 tháng bảo hiệm xã hôi nên có lên công ty trình bày và yêu cầu xem lại 2 tháng đóng thiếu. Thì công ty kêu lên làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp rồi quay lại đưa hồ sơ cho công ty. Sau khi làm xong thì em hưởng thất nghiêp vào tháng 3,4,5 năm 2018 (hàng tháng em điều lên báo cáo). Đến nay thì bên bảo hiểm gọi cho em là tại sao tháng 4, tháng 5 có đóng bảo hiểm tại sao vẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp. Khi em lên công ty cũ hỏi sự việc này thì em mới biết là công ty đóng bù bảo hiểm cho em 2 tháng là tháng 4, 5 năm 2018. Trong khi em nghỉ từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2019 em mới đi làm lại. Vậy cho em hỏi giờ bảo hiểm truy xuất lại thì trách nhiệm thuộc về ai. Và hướng xử lý như thế nào? Nếu như chi trả lại 2 tháng thất nghiệp đã hưởng trước đây. Thì 2 tháng này em có được bảo lưu cho lần nhận tiếp theo không ạ. Em xin chân thành cám ơn sự phản hồi của Luật sư. Em hy vọng sẽ nhận được giải đáp sớm.Trân trọng cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi lời đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:

“1. Các trường hợp truy thu

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng”.

Theo đó, nếu công ty đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội trong tháng nào thì công ty có trách nhiệm liên hệ với cơ quan bảo hiểm để nộp lại khoảng thời gian đóng thiếu.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty đóng thiếu 2 tháng bảo hiểm cho bạn thì công ty sẽ phải đóng bổ sung 2 tháng đó cho bạn (đóng thời gian đóng thiếu  từ năm 2017 trở về trước), tuy nhiên công ty lại đóng bổ sung vào tháng 4, tháng 5 năm 2018 (thời gian mà bạn không còn giao kết hợp đồng lao động) là không phù hợp. Vì vậy, trong trường hợp này vẫn có căn cứ để bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Để giải quyết đối với trường hợp này, bạn có thể liên hệ với công ty cũ yêu cầu công ty làm Công văn giải trình gửi lên cơ quan bảo hiểm để giải quyết lại 2 tháng công ty đóng sai bảo hiểm cho bạn.

Xem câu trả lời
14/07/2020
19 views
Căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Trường hợp nghỉ việc chăm sóc bà ngoại ốm có phải là căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không?

1. Luật sư tư vấn về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

Khi hợp đồng lao động phát sinh hiệu lực pháp lý, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến hợp đồng không được thực hiện hết thời hạn đã thỏa thuận. Trong đó, các yếu tố tác động xoay quanh bản thân, gia đình người lao động diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động còn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật lao động, nên tình trạng người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật ngày càng nhiều.

Vì vậy, để thực hiện đúng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật lao động hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn có thể liên hệ đến Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ về mặt pháp lý, góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động phát sinh cũng như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Tư vấn quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

Câu hỏi: Thưa luật sư, em có điều thắc mắc mong luật sư bỏ chút xíu thời gian tư vấn cho em được rõ ạ em cảm ơn luật sư trước ạ.

Thưa luật sư em nay 26 tuổi có làm ở một công ty may được vài tháng là đến Tết, về quê ăn Tết xong đột xuất bà ngoại bệnh gia cảnh nhà em thì không có ai, mẹ em thì ở Sài Gòn có gia đình riêng có con đang học ở Sài Gòn, nên em buộc phải ở ngoài quê lo cho ngoại không thể tiếp tục công việc, nên em có thu xếp vào Sài Gòn để xin công ty cho em lá đơn xin thôi việc đơn phương vì nhà có người bệnh. Nhưng mà công ty đó nói là cuối năm trước khi nghỉ Tết công ty có đưa ra 1 quy định là đầu năm sẽ không phát đơn thôi việc cho đến đầu tháng 3 dương lịch sẽ thì mới phát, lúc đó em biết vậy cũng cố gắng năn nỉ để được lá đơn nhưng mà họ nhất quyết không cho còn nói đó là quy định của công ty. Em không năn nỉ được, ngoại em thì quê lúc đầu định là vào 2 ngày rồi về với ngoại em xin đơn không được phần lo bà ngoại nữa nên em về luôn. Và em cũng có tìm hiểu về như thế cũng có nghĩa là tự nghỉ việc mà xin đơn thì không cho, em cũng có gọi điện cho công ty đó hỏi phải làm sao để có thể chốt bảo hiểm cho em thì họ nói là em phải bồi thường hợp đồng 45 ngày trong khi hợp đồng của em là hợp đồng xác định thời hạn. Họ nói rằng là nếu lâu quá em không đến chuộc thì họ sẽ trả về cho trung tâm bảo hiểm. Em muốn hỏi luật sư là nếu họ trả về trung tâm bảo hiểm như vậy thì hồ sơ bảo hiểm của em sẽ được xử lý như thế nào? Em có phải bồi thường không? Em xin hết mong luật sư bỏ chút thời gian giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn đang muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn với lý do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, giữa bạn và công ty có phát sinh tranh chấp về các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, trường hợp của bạn sẽ xoay quanh các vấn đề pháp lý sau đây:

2.1. Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

...

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

...

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Theo đó, căn cứ bản thân hoặc gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nghỉ việc để chăm sóc bà ngoại bệnh không phải là một trong các căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, pháp luật không có quy định cụ thể về việc khi làm thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải có nghĩa vụ phát đơn xin nghỉ việc cho người lao động.

Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (Không có căn cứ hoặc không đảm bảo thời gian báo trước theo quy định nêu trên) thì công ty có thể yêu cầu bạn bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Do đó, để nghỉ việc đúng pháp luật và không phải bồi thường cho công ty, bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

2.2. Liên quan đến vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:

Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, dù bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt (xác nhận) và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội do bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Tuy nhiên, nếu sau khi bạn nghỉ việc, công ty đã xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nhưng bạn không đến công ty để nhận sổ bảo hiểm xã hội thì sau 12 tháng công ty có thể chuyển sổ bảo hiểm xã hội của bạn cho cơ quan bảo hiểm xã hội đục lỗ và lưu giữ. Theo đó, khi bạn đề nghị nhận sổ bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội mới để trả cho bạn.

Xem câu trả lời
14/07/2020
19 views
Trường hợp nhận chuyển nhượng tài sản từ những người được hưởng thừa kế theo di chúc thì thực hiện như thế nào? Nếu người không được chỉ định hưởng di sản theo di chúc không đồng ý chuyển nhượng thì có thực hiện chuyển nhượng được không? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

1. Luật sư tư vấn Thừa kế - Di chúc

Pháp luật dân sự quy định tôn trọng ý chí của người để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông qua di chúc. Do đó, thường phát sinh tranh chấp đối với những người không được chỉ định hưởng di sản theo di chúc với những người thừa kế theo di chúc. Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên trong quan hệ thừa kế cần phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không nắm rõ các quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn pháp luật trong trường hợp người không được hưởng di sản theo di chúc hạn chế bán di sản

Câu hỏi: Kính gửi luật sư Minh Gia. Mình có ý định mua nhà thừa kế nội dung như sau: Gia đình có 6 người con, bố mẹ đã chia thừa kế cho 2 người con hiện tại còn 4 người con chưa được chia thừa kế. Bố mẹ để di chúc sau khi chết chia cho 4 người con này (có bản di chúc của bố mẹ được phường xác nhận).

Hiện nay gia đình làm chuyển quyền thừa kế cho 4 người được hưởng trong di chúc nhưng trong đó có 1 người con đã được chia thừa kế không chịu ký xác nhận trên biên bản.

Vậy trường hợp này có cách nào làm được theo đúng pháp luật và ko cần người con không có tên trong thừa kế ký không? Mong nhận được phản hồi sớm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp thể hiện cha mẹ để lại di chúc định đoạt tài sản cho 4 người con. Tuy nhiên, thông tin không thể hiện rõ tại thời điểm hiện nay cha mẹ còn sống hay không. Vì vậy, có thể phát sinh hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Cha mẹ vẫn còn sống.

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật…”

Đồng thời, pháp luật dân sự quy định di chúc phát sinh hiệu lực vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết).

Như vậy, nếu cha mẹ - người lập di chúc vẫn còn sống thì bản di chúc đã lập chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Do đó, cha mẹ vẫn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp và cha mẹ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại… quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai mà không cần sự đồng ý của những người có tên trên bản di chúc của cha mẹ.

Trường hợp 2: Cha mẹ đã mất.

Trong trường hợp cha mẹ đã mất thì bản di chúc của cha mẹ phát sinh hiệu lực pháp luật thì di sản thừa kế sẽ được chia theo phần cho 4 người con trong di chúc. Nếu một trong hai người con không được phân chia tài sản trong di chúc là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu phân chia cho họ một phần di sản thừa kế theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Đối với trường hợp này, khi bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì cần phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của tất cả người thừa kế theo di chúc và người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Trường hợp trong một trong hai người con không được chia tài sản theo di chúc không phải là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định nêu trên thì người đó không có quyền đối với phần di sản được cha mẹ định đoạt trong di chúc. Và để có thể nhận chuyển nhượng nhà, đất được định đoạt trong di chúc bạn có thể thỏa thuận với 4 người thừa kế theo di chúc.

Xem câu trả lời
14/07/2020
19 views
Luật sư tư vấn điều kiện, thủ tục hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ khi đã nghỉ việc tại công ty. Nội dung cụ thể như sau:

1. Luật sư tư vấn về chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những chế độ nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía người lao động đặc biệt là lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai. Hiện nay, công ty Luật Minh Gia có tư vấn các vấn đề liên quan đến chế độ thai sản như:

- Điều kiện hưởng chế độ tai sản;

- Thời gian giải quyết chế độ;

- Hồ sơ cần có khi hưởng chế độ;

- Và rất nhiều các vấn đề khác có liên quan.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Nội dung câu hỏi: Kính gửi: Quý Luật sư Công Ty Luật Minh Gia, hiện tại tôi có thắc mắc về vấn đề hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc mong Quý Luật sư giải đáp giúp tôi. Hiện tại tôi đang mang thai tuần thứ 19, dự sinh vào ngày 10/5/2020. Công ty tôi đã giải thể vào ngày 30/11/2019. Tôi đã tham gia BHXH từ tháng 1/2017 - 11/2019, thì tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không. Và với trường hợp công ty giải thể tôi đã nghỉ việc như vậy thì để được hưởng chế độ thai sản tôi phải có những hồ sơ nào, thủ tục như thế nào, nộp hồ sơ ở đâu và vào thời gian nào ạ. Đồng thời khi tôi nghỉ việc như vậy nếu tôi làm thủ tục hưởng BH thất nghiệp thì có ảnh hưởng gì tới chế độ thai sản không ạ. Xin chân thành cảm ơn Quý luật sư đã xem xét thư của tôi. Mong nhận được câu trả lời của Quý Luật sư. Kính chúc Quý Công ty vạn sự như ý. Trân trọng.

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

...

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, căn cứ theo quy định đã nêu trên thì để được hưởng chế độ thai sản lao động nữ phải đáp ứng đủ điều kiện đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 12 tháng trước sinh.

Đối chiếu với trường hợp của chị, do thời hạn dự sinh của chị là ngày 10/5/2020 do đó 12 tháng trước sinh của chị được tính từ tháng 4/2020 ngược lại đến tháng 5/2019. Theo thông tin chị cung cấp công ty chị đã giải thể vào ngày 30/11/2019 và chị cũng chỉ đóng bảo hiểm đến thời gian này. Nếu tính trong thời hạn 12 tháng trước sinh (từ tháng 05/2019 đến tháng 4/2020) thì chị đã đóng được 07 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên xác định chị đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Mặc dù hiện tại chị đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 31 đã nêu trên thì chị vẫn có căn cứ để hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện theo quy định.

Trong trường hợp này sau khi sinh chị có thể tự chuẩn bị hồ sơ và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị đang cư trú trong thời gian sớm nhất đề được giải quyết chế độ do pháp luật hiện tại chưa có quy định cụ thể về thời gian nộp hồ sơ của lao động nữ khi đã nghỉ việc.

Hồ sơ hưởng BH thai sản bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (bản sao);

- Chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu (bản sao).

Thứ hai, về chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp là chế độ chi trả cho người lao động sau khi thất nghiệp có nhu cầu hưởng và đủ điều kiện được hưởng theo quy định pháp luật. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chế độ thai sản là hai chế độ khác nhau và không ảnh hưởng đến nhau do đó việc chị nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản không ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản. Chị có thể yên tâm để giải quyết các chế độ của mình.

Xem câu trả lời