• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Hỏi đáp luật sư

14/07/2020
12 views
Luật sư tư vấn trường hợp yêu cầu thay đổi tên của cá nhân trong một số trường hợp cụ thể. Nội dung tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về thay đổi họ, tên

Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều cá nhân có nhu cầu thay đổi thông tin hộ tịch liên quan đến họ, tên của bản thân. Vậy việc thay đổi các thông tin về hộ tịch liên quan đến họ, tên của một cá nhân được pháp luật ghi nhận như thế nào? Thẩm quyền giải quyết thay đổi họ, tên bao gồm những cơ quan nào? Thủ tục thực hiện các thủ tục thay đổi ra sao?...

Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.

2. Quyền thay đổi tên

Nội dung câu hỏi: Kính gửi : Văn phòng luật sư minh gia Em năm nay đã 29 tuổi, em đang sinh sống ở nước ngoài, và mong muốn của em và gia đình là đổi lại tên đệm. Em có liên lạc với đại sứ quán nơi em đang sống, họ trả lời với em là em cần có giấy xác nhận từ xã, phường 2 cái tên là 1 người thì có thể đổi lại hộ chiếu. Và gia đình em đã đến uỷ ban nhân dân xã để yêu cầu, mong muốn đổi tên của em, và họ đã trả lời là không thể đổi lại được tên đệm, nếu như cách đây 3 năm trở về trước thì dễ. Em cũng đã tìm hiểu thông tin trên mạng thì trường hợp của em có thể đổi được Vậy cho em xin hỏi là làm cách nào để em có thể đổi được tên đệm? Khi mà cơ quan có thẩm quyền từ chối yêu cầu của em và gia đình. Em xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy hiện tại bạn và gia đình đang có mong muốn được thay đổi tên đệm. Việc thay đổi tên, tên đệm của một cá nhân được quy định cụ thể tại Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền thay đổi tên như sau:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật một cá nhân chỉ được quyền thay đổi tên nếu thuộc một trong các trường hợp đã nêu trên. Đồng thời, khi có yêu cầu thay đổi tên người yêu cầu phải chứng minh được các yêu cầu thay đổi của mình là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp của bạn, do bạn chưa cung cấp rõ thông tin lí do bạn muốn thay đổi tên là gì và có thuộc một trong các trường đã được pháp luật ghi nhận như trên hay không. Do đó, chúng tôi chưa thể xác định cụ thể bạn có được quyền yêu cầu thay đổi tên đệm của mình hay không. Bạn có thể đối chiều trường hợp của mình với các trường hợp được quyền yêu cầu thay đổi tên theo quy định tại Điều 28 đã nêu trên hoặc liên hệ lại với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Xem câu trả lời
10/07/2020
28 views

Tranh chấp giữa các thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với trường hợp bạn hỏi thuộc trường hợp khoản 3 điều  30 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, khi nộp đơn kèm theo hợp đồng góp vốn và những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Xem câu trả lời
10/07/2020
16 views

Câu trả lời mang tính tham khảo:
Tại Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao động  trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa…
Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần ưu đãi mua thêm để có tiền khắc phục cơn bão số 12 (không phải do công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu) thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp công ty cổ phần là công ty đại chúng, không có đủ điều kiện theo quy định để mua lại cổ phần trong vốn điều lệ của công ty do cổ đông bán lại cho công ty theo quy định của pháp luật về chứng khoán đề nghị công ty cổ phần báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước để được hướng dẫn xử lý./.

Xem câu trả lời