• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp dân sự

15/07/2020 - 02:14
45 views
Giải quyết tranh chấp về Dân sự khi có vấn đề pháp lý phát sinh và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình không hề đơn giản. Để có phương án tối ưu thì bạn ngoài việc có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan còn cần kinh nghiệm giải quyết tranh chấp. Lời khuyên cho bạn lúc này là hãy tìm hiểu thất kỹ quy định pháp luật, hỏi ý kiến luật sư riêng của mình – Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp và hỗ trợ bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

1. Dịch vụ luật sư đại diện giải quyết tranh chấp

1.1 – Các tranh chấp về dân sự gồm:

+  Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;

+  Tranh chấp về hợp đồng dân sự;

+  Tranh chấp về thừa kế tài sản;

+  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

+  Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

+  Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí;

+  Tranh chấp về quốc tịch;

+  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;

+  Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

1.2 – Các yêu cầu về dân sự bao gồm:

+  Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+  Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó;

+  Yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích;

+  Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết;

+  Yêu cầu công nhận hoặc không nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài;

+  Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

2.  Quy trình thực hiện của luật sư đại diện giải quyết tranh chấp dân sự

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp thực tế khi đương sự yêu cầu.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp dân sự, việc dân sự.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ đại diện giải quyết tranh chấp dân sự, việc dân sự.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia đại diện giải quyết tranh chấp hoặc tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hoặc tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án dân sự.

————-

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Dân sự

Câu hỏi – Đang nợ tiền người khác có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc cần luật sư giúp. Anh A đã làm thủ tục ủy quyền cho B đứng ra thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên B đi làm thủ tục chuyển nhượng thì chủ tịch xã nơi anh A ở lại không ký các giấy tờ liên quan với lý do mà ông chủ tịch xã đó đưa ra là, nghe dư luận nói anh A có mắc nợ tiền của một số người nên ông ta không ký và nói chờ trong thời hạn 10 ngày để điều tra xác minh xong mới ký hồ sơ. Thưa luật sư như vậy có đúng với luật không, có vi phạm luật hành chính và luật cán bộ công chức không. tôi có thể làm gì mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Như vậy, trường hợp anh/chị có đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Việc UBND xã đưa ra lý do có thông tin người chị đang nợ tiền của một số người nên không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không có căn cứ.